1. Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei, tên gọi trước đây Penaeus vannamei) là loài tôm bản địa ở đông Thái Bình Dương từ Sonora ở México đến bắc Peru, thường được đánh bắt hoặc nuôi làm thực phẩm. Các nguồn cung cấp tôm thẻ chân trắng chủ yếu là Ecuador, Mexico và Brasil. Tôm thẻ chân trắng được bán trên thị trường Mỹ chủ yếu từ Mexico và Ecuador. Một số nhỏ hiện tại được nuôi ở Mỹ (Texas).
Trong tự nhiên tôm thẻ chân trắng phân bố tại vùng duyên hải Thái Bình Dương, tập trung chủ yếu ở phía Tây Mỹ Latinh.Tôm thẻ xuất hiện lần đầu tiên ở bang Florida, Mỹ vào năm 1973. Sau đó, được các nhà khoa học đưa vào nuôi thử nghiệm cách ly để phục vụ công tác nghiên cứu. Trên thế giới, tôm thẻ được nuôi nhiều ở các nước Nam Mỹ và Nam Trung Mỹ. Từ những thập niên 1980, ở châu Á, tôm thẻ đã được thử nghiệm và nuôi thành công ở Trung Quốc, Đài Loan, nhưng mãi cho đến năm 1996 mới thực sự đưa vào nuôi trồng sản xuất đại trà. Tôm thẻ chính thức di nhập vào Việt Nam từ năm 2001. Từ đó đến nay, nghề nuôi tôm thẻ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và chiếm lĩnh một phần không nhỏ thị trường xuất khẩu.
Tôm thẻ chân trắng có vỏ mỏng màu trắng đục, chân bò có màu trắng ngà. Đây là loài ăn tạp, chúng ăn cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Tôm thẻ chân trắng không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng protein cao như tôm sú vì mức độ hấp thụ protein của tôm thẻ chân trắng có giới hạn, lượng protin hấp thụ không hết sẽ bị thải ra ngoài làm đáy ao dễ bị ô nhiễm.
Sản lượng tôm thẻ chỉ đứng sau sản lượng tôm sú nuôi trên thế giới. Điểm đặc biệt của loài tôm này là có thể nuôi ở mật độ rất dày, tăng trưởng nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn, tính thích nghi môi trường tốt, yêu cầu về nguồn dinh dưỡng trong thức ăn thấp, đạt năng suất cao.
Ngoài ra, vào mùa mưa độ mặn và nhiệt độ thường xuống thấp gây trở ngại lớn cho việc nuôi tôm sú, trong khi tôm thẻ chân trắng lại thích ứng tốt với các mô hình nuôi có độ mặn từ 0 – 40%, thích hợp với nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Với những ưu điểm trên, cộng với việc dễ nhiễm bệnh đốm trắng ở tôm sú, vì thế những năm gần đây tôm thẻ chân trắng được thuần hoá và nuôi thành công ở Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan.
Tôm thẻ có giá trị dinh dưỡng cao, giàu Protein, đặc biệt là Canxi. Giá trị dinh dưỡng của tôm thẻ được thể hiện trong bảng sau:
2. Sản phẩm Tôm của Donfood
Các sản phẩm Tôm của Donfood được sản xuất từ nguyên liệu Tôm thẻ chân trắng, được nuôi trồng tại trang trại nuôi tôm của Công ty Cổ phần chế biến Thủy sản Trung Sơn, địa chỉ tại Ấp Bãi Ớt, Xã Dương Hòa, Huyện Kiên Lương, Kiên Giang.
Nuôi trồng Tôm tại nhà máy Trung Sơn
Đây là nhà máy chế biến tôm đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng ngay trong khu nuôi tôm công nghiệp của công ty. Vì vậy, Công ty đã có được nguồn nguyên liệu tươi sống, sạch và ổn định để chế biến các sản phẩm tôm giá trị cao. Trong khi các nhà máy khác trên địa bàn tỉnh Kiên Giang luôn gặp khó khăn về nguyên liệu, việc chế biến gặp phức tạp trước vấn nạn tôm có lẫn tạp chất, các nhà máy chế biến tôm của công ty Trung Sơn luôn hoạt động hết công suất.
Các sản phẩm hầu hết được xuất khẩu cho các đối tác Nhật Bản tiêu thụ, trong đó, đối tác chiến lược là Tập đoàn Mitsubishi lắp đặt các thiết bị tiên tiến do Nhật, Mỹ và các quốc gia Châu Âu chế tạo. Do đó có thể khẳng định chất lượng sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được những thị trường khó tính nhất.
Chế biến Tôm tại nhà máy Trung Sơn
Nõn tôm PTO xuất khẩu:
Trọng lượng: Túi 500gr / Giá: 165.000 vnđ/500gr
Size: 20-22 con/ 500gr
Là tôm lột hết vỏ, lấy chỉ, chừa đuôi (đuôi ở đây gồm đốt sát đuôi (đốt 6) và gai nhọn, cánh đuôi). Với loại tôm này, bạn có thể làm rất nhiều món ăn khác nhau, rất tiện dụng. Kể cả món bao bột kiểu phương Tây. Đây là mặt hàng rất phổ biến tại Nhật Bản, Mỹ…
Một số hình ảnh sản phẩm:
Các chứng nhận bao gồm:
Tiêu chuẩn Global Gap
Tiêu chuẩn ASC
Tiêu chuẩn BRC
Tiêu chuẩn IFS
Chứng nhận HALAL
Chứng nhận FDA
Tiêu chuẩn Global GAP:
Global GAP là một bộ các tiêu chuẩn quốc tế chứng nhận việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Global Good Agricultural Practice). Với mục tiêu tiên quyết tạo nên nền nông nghiệp an toàn và bền vững toàn cầu, các tiêu chuẩn Global GAP được xây dựng nhằm chuẩn hóa quy trình sản xuất nông nghiệp trong 3 lĩnh vực:
- Trồng trọt
- Chăn nuôi
- Thủy sản
Để đạt chứng nhận Global GAP, người sản xuất phải chứng minh các sản phẩm sạch của mình được canh tác tuân thủ các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn Global Gap. Đối với người tiêu dùng và đại lý bán lẻ, giấy chứng nhận Global Gap là sự đảm bảo rằng sản phẩm đã đạt được mức độ an toàn và chất lượng được chấp nhận, đồng thời phải đảm bảo sự canh tác nông nghiệp bền vững nghĩa là tôn trọng sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người sản xuất, môi trường và kể cả vấn đề chăm sóc cho động vật. Nếu không đảm bảo những điều cơ bản trên thì trang trại sẽ không được chứng nhận theo bộ tiêu chuẩn Global Gap.
Tiêu chuẩn ASC
ASC là chữ viết tắt của Aquaculture Stewardship Council (Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản). Đây là một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận, được thành lập vào năm 2009 bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan (IDH) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm. ASC xây dựng bộ tiêu chuẩn ASC dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn ASC là tiêu chuẩn quốc tế còn cao hơn tiêu chuẩn Global Gap. Đạt tiêu chuẩn này thì hàng thuỷ sản xuất khẩu có thể đi khắp Châu Âu.
ASC là bộ tiêu chuẩn dựa trên 4 nền tảng chính là môi trường, xã hội, an sinh động vật và an toàn thực phẩm. Môi trường bền vững, không suy thoái, không ảnh hưởng đến chung quanh. Đảm bảo an sinh xã hội, vùng nuôi phải nằm trong khu quy hoạch của nhà nước, không ảnh hưởng đến các hộ dân liền kề. Nuôi an toàn sinh học (dịch bệnh), tuyệt đối không được sử dụng chất cấm, không phá hủy môi trường nuôi, gây ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã. An toàn thực phẩm, sản phẩm phải đảm bảo sạch, không tồn lưu kháng sinh, chất cấm, an toàn cho người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
Tiêu chuẩn BRC
BRC là tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (British Retailer Consortium-BRC) thiết lập vào năm 1998, thích hợp cho việc kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm.
Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp chúng ta kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Đây là điểm đặc biệt của tiêu chuẩn này, thay vì chỉ kiểm soát vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở khâu bán hàng, với tiêu chuẩn BRC doanh nghiệp phải kiểm soát vấn đề vệ sinh từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất, tiêu thụ. Toàn bộ quy trình khép kín phải tuân thủ nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh
Tiêu chuẩn IFS
Tiêu chuẩn IFS có tên đầy đủ là International Food Standard là tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế. IFS do Gobal Food Safety Initiative (GFSI) ban hành. Tổ chức GFSI được thành lập từ Global Food Business Forum (CIES) vào năm 2000 tại Châu Âu.
Các yếu tố chính của IFS bao gồm:
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
- Thực hành nuôi trồng tốt/thực hàng sản xuất tốt/thực hành thương mại tốt
- Hệ thống HACCP
Khi tổ chức xây dựng và đáp ứng theo tiêu chuẩn IFS, tổ chức có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có thể tạo ra môi trường làm việc giảm thiểu rủi ro liên quan an toàn thực phẩm , sản phẩm được tạo ra an toàn, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và yêu cầu luật pháp.
Chứng nhận HALAL
Chứng nhận HALAL – Giấy thông hành cho thị trường Hồi giáo. Đây là quá trình xem xét đánh giá độc lập, khách quan của cơ quan/ tổ chức được cấp phép để xác nhận rằng những sản phẩm/dịch vụ cụ thể được đánh giá không sử dụng các thành phần Haram (chất cấm theo quy định của luật Hồi giáo) và điều kiện sản xuất/cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của Kinh Qur’an và luật Shari’ah và tiêu chuẩn Halal.
Sản phẩm Halal (Sản phẩm được Chứng nhận Halal) sẽ được người Hồi giáo tin tưởng lựa chọn và sử dụng
Chứng nhận FDA
FDA là Food and Drug Administration (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). FDA thuộc Bộ Y tế và Nhân sinh Hoa Kỳ, có trụ sở được đặt tại Washington DC. Chức năng của FDA là giám sát và đánh giá chất lượng thực phẩm; dược phẩm có phù hợp với tiêu chí nhập khẩu vào Mỹ hay không.
Tiêu chuẩn chất lượng FDA là những quy định khắt khe của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra để giám sát độ an toàn những sản phẩm thuộc danh mục quản lý của mình lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ. Và bất cứ nhà xuất khẩu nào nếu muốn đưa sản phẩm của mình vào Hoa Kỳ đều phải tuân thủ những quy định của Cục FDA và có được giấy chứng nhận FDA.
Video quy trình sản xuất nõn tôm PTO cao cấp xuất khẩu:
Tham khảo thêm 1 số loại tôm đặc biệt tại Donfood:
Tôm Nobashi
Tôm Nobashi hay Nobashi Ebi là tôm PTO (tôm lột vỏ, chừa đuôi) được chế biến theo quy cách của khách hàng Nhật Bản. Nobashi trong tiếng Nhật có nghĩa là bóp dãn ra, còn ebi là tôm. Vậy Nobashi ebi có nghĩa đơn giản là con tôm được bóp kéo. Mặc dù tên gọi là tôm bóp, thật tế còn vài yêu cầu khác nữa: trước khi bóp, người ta thực hiện một số lằn cắt ở bụng tôm hoặc hai bên hông tôm, đuôi (phần vỏ đốt cuối và các cánh đuôi) được xử lý bằng cách cạo, chọc bằng mũi dao nhọn vào đuôi với mục đích làm dịch bên trong ráo đi, cắt hình chữ V, cắt ngang…
Tôm Nobashi của Nakayama là chế biến đông lạnh, đóng vỉ, gồm 3 size 21/25 (trọng lượng 15gr ± 1.5gr/miếng, dài 13-14cm), size 26/30 (trọng lượng 13gr ± 1.5gr/miếng, dài 12-13cm), size 36/40 (trọng lượng 10gr ± 1.0gr/miếng, dài 11-12cm).
Tôm Nobashi được dùng chủ yếu để chế biến Tempura (tức là loại Tôm bao bột kiểu Nhật) hoặc Ebifura
Tôm Sushi
Sushi là món ăn đặc trưng của người Nhật, có thể kể đến Sushi cá hồi, Sushi cá ngừ… trong đó không thể không kể đến Sushi tôm . Nguyên liệu tôm để chế biến món Sushi Tôm là loại tôm hấp được chế biến theo quy cách của khách hàng Nhật Bản. Cơ bản đây là loại tôm hấp lúc còn vỏ sau đó được cắt đôi ra như xẻ bướm, rồi lột vỏ. Tôm lại được cắt tỉa tạo hình và được đóng gói trên khay, hút chân không rồi đóng vào thùng carton.
Tôm Sushi của Nakayama là chế biến đông lạnh, đóng vỉ, có nhiều size như size H-4L (dài 9.0-9.5cm, có loại 20 miếng/khay và 30 miếng/khay), size H-5L (dài 9.5-10cm)…
Tôm Tempura
Tempura là một món ẩm thực của Nhật Bản gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm bột mì rán ngập trong dầu. Đây là một món ăn khá phổ biến trong các bữa ăn của người Nhật, từ bữa ăn dạng cơm hộp cho tới các bữa tiệc cao cấp. Trên thế giới, tempura cùng với sushi là những món ăn Nhật Bản được biết đến nhiều nhất. Tempura là món ăn thứ hai của Nhật Bản được cả thế giới biết đến sau Sushi, nhưng đây lại là món ăn có xuất xứ từ châu Âu. Tempura du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ XVI (thời kỳ Edo) do những người truyền giáo Bồ Đào Nha mang tới.
Tôm tempura là món ăn rất phổ biến, trong đó nguyên liệu để chế biến chính là Tôm Nobashi.
Tôm được trộn vào bột Tempura (bột chuyên dùng để làm món Tempura, cũng có thể thay thế được bằng bột mì) và nước, sau đó trộn chung với trứng rồi nhúng trong hỗn hợp bột bao bên ngoài và chiên bằng dầu thực vật. Điều đặc biệt của món ăn này là nhìn vào có thể thấy ngay được đây là món gì, ở đây chính là màu ửng hồng đặc trưng của Tôm.
Sản phẩm Tôm Tempua của Nakayama đã được bao bột sẵn, bạn chỉ cần rã đông, chiên vàng là có ngay món Tôm Tempura đặc biệt của đất nước mặt trời mọc. Tôm có size M (10pc/vỉ, nặng 23gr ± 2/pc, dài 12cm ± 0.5)
Tôm HOSO
Tôm HOSO (head on shell-on shrimp) là tôm nguyên con (còn đầu, còn vỏ). Con tôm còn nguyên hình dạng được làm sạch, xếp vào khuôn, rồi đông cho vào túi, hộp rồi thùng giấy cứng ngoài cùng và xuất khẩu. Hình thức chế biến này còn để nguyên nội tạng của tôm, là phần dễ làm cho tôm phân hủy nhanh hơn nếu không được bảo quản kỹ lưỡng.
Hiện tại, nhà máy hiện đã có công nghệ mới: hút nội tạng tôm từ khi tôm còn sống mà không ảnh hởng đến chất lượng tôm. Ngoài ra, Tôm còn được sơ chế, bỏ nội tạng, làm chín để có thể bảo quản tốt hơn. Tôm HOSO có 2 loại là còn sống và hấp chín, đông IQF chứ không đông block như quy trình cũ.
Tôm HOSO của Nakayama có 2 size là 41/50 (41/50 con/kg) và 51/60 (51/60 con/kg), đóng hộp 1kg, tôm tươi sau khi khai thác sẽ được phân loại, xếp hộp vào làm đông sâu -25 ℃, do đó, sản phẩm giữ nguyên được độ tươi của tôm, không bị hỏng.
Tôm HLSO
Tôm HLSO (HLSO: headless shell-on: tôm bỏ đầu nhưng phần vỏ của thân và đuôi để nguyên)
Tôm PD: peeled and deveined shrimp: tôm lột vỏ, lấy chỉ
Tôm PUD: peeled undeveined shrimp: tôm đã lột hết vỏ nhưng không rút chỉ ra.Thường thường dạng chế biến này dùng cho những loại tôm có kích cỡ quá nhỏ, và việc rút chỉ là một việc làm hết sức mất thời gian mà năng suất lại kém. Đôi khi phần chỉ này quá nhỏ, và khi dùng để nấu nướng người ta cũng không lấy nó ra. Cách chế biến này trước đây chúng ta thấy áp dụng cho các loài tôm thẻ, tôm chì, tôm bạc, hay các loại tôm biển có kích thước nhỏ tương tự (tôm sắt, tôm giang v.v..)
Tôm PDTO
Tôm PDTO (peeled and deveined tail-on) là tôm lột hết vỏ, lấy chỉ, chừa đuôi (đuôi ở đây gồm đốt sát đuôi (đốt 6) và gai nhọn, cánh đuôi). Với loại tôm này, bạn có thể làm rất nhiều món ăn khác nhau, rất tiện dụng. Kể cả món bao bột kiểu phương Tây. Đây là mặt hàng rất phổ biến tại Mỹ.
Tôm CPDTO (Cooked peeled and deveined tail-on) là tôm PDTO đã được hấp chín.
Donfood phát triển dựa trên phương châm “Uy tín là Vàng – Sự hài lòng của khách hàng chính là kim chỉ nam!”
Donfood – Thế giới thực phẩm nhập khẩu
Địa chỉ:
Tại Hà Nội:
🏠 U3 Liền kề 13, khu đô thị Đô Nghĩa, Hà Đông, TP. Hà Nội
Hotline: 0903.389.599 (Zalo/Viber) | 0968.274.395 (Zalo/Viber)
Website: https://donfood.vn/ || https://haisanhonghiep.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/haisanhonghiep
Fanpage: https://www.facebook.com/donfood.vn/
Tại HCM:
🏠 734 An Dương Vương, P.13, Q.6, TP. HCM
Tel: 090-990-1300 (zalo)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.