30 THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI ĐỦ CHẤT, TĂNG CÂN, KHỎE MẠNH - Donfood
  • maps Donfood |U3 Liền kề 13 khu đô thị Đô Nghĩa - Hà Đông - Hà Nội
  • mail kimhong201290@gmail.com

30 THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG TUỔI ĐỦ CHẤT, TĂNG CÂN, KHỎE MẠNH

328 lượt xem

Hầu hết trẻ khi bước sang tháng thứ 6, ngoài sữa mẹ cần được ăn dặm để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng cho sự phát triển toàn diện. Việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này của con. Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn chọn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi như thế nào? Chuyên mục Tin tức nhà Donfood sẽ cùng cha mẹ giải đáp thắc mắc này ngay trong nội dung dưới đây.

Vai trò nổi bật của thực đơn ăn dặm đối với bé 6 tháng 

Nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Khi trẻ lớn dần, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ không đảm bảo cung cấp đủ cho con, nên chúng ta cần cho trẻ ăn dặm để chuẩn bị cho những giai đoạn phát triển tiếp theo. Khi thấy con có dấu hiệu sẵn sàng bắt đầu ăn dặm, cha mẹ hãy cho bé làm quen với những bữa ăn đầu tiên. Cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc ăn dặm cho bé 6 tháng để đảm bảo hiệu quả:

1. Xác định dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm

Trước khi thực hiện việc xác định dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm là vấn đề cha mẹ nên quan tâm. Thông thường các bé có nhu cầu bắt đầu ăn dặm khi bước vào tháng thứ 5 – 6. Tuy nhiên, mức độ phát triển của mỗi trẻ khác nhau là khác nhau, vì vậy cha mẹ cần quan sát để xác định thời điểm phù hợp với con mình.

Dưới đây là tổng hợp một số dấu hiệu điển hình của việc trẻ muốn ăn dặm, mời các bậc phụ huynh tham khảo:

Trẻ chuyển sang tư thế ngồi thẳng và bắt đầu ngồi vững mà không cần giúp đỡ

Trẻ hình thành thói quen cầm nắm đồ vật và đưa lên miệng gặm

Trẻ có dấu hiệu thích thú khi nhìn các thành viên trong gia đình ăn uống, thích ngồi chung với mọi người vào mỗi bữa ăn

Trẻ không còn đẩy đồ ăn ra khi cha mẹ đút

Trẻ tập nhai những thứ mà cha mẹ đút vào miệng

2. Nhóm chất dinh dưỡng xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Đa dạng hóa thực phẩm trong thực đơn

Đa dạng hóa thực phẩm trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng

Ăn dặm hướng đến mục tiêu cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện. Do đó, thực đơn cho bé 6 tháng cần đảm bảo đầy đủ những chất sau đây:

Nhóm tinh bột: là các loại ngũ cốc, mì ống, khoai tây, khoai lang, bánh mì…

Nhóm chất đạm: có trong thực phẩm như trứng, cá, thịt bò, các loại đậu, phô mai…

Nhóm chất béo: chất béo có trong các loại hạt họ đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh…), dầu thực vật

Nhóm vitamin: vitamin có nhiều trong các loại củ quả, rau xanh…

Ngoài 4 nhóm chất chính trên đây, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ một số loại dưỡng chất quan trọng và cần thiết khác như:

DHA: DHA có nhiều trong sữa mẹ

Sắt: cung cấp cho trẻ một số loại đậu nghiền bột như đậu đen, đậu tây, đậu lăng và các loại rau có màu xanh đậm trong thực đơn ăn dặm để tăng hàm lượng sắt bổ sung cho

Vitamin D: bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua một số loại cá hoặc tắm nắng vào buổi sớm

3. Liều lượng ăn dặm phù hợp cho trẻ 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn đầu khi trẻ mới tập ăn dặm cha mẹ không nên đặt nặng vấn đề liệu lượng, số lượng bữa ăn là 1 – 2 bữa/ngày. Trẻ 6 tháng tuổi vẫn duy trì nguồn dinh dưỡng đến từ sữa mẹ là chủ yếu. Sau một thời gian chúng ta tăng liều lượng, đáp ứng nhu cầu của bé. Khi trẻ được 9 – 10 tháng có thể tăng lên 3 bữa/ngày.

Một điều quan trọng nữa, cha mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm với liều lượng thìa khoảng 5ml (tương đương với 1 thìa). Trong 1 lần ăn tối đa từ 7 – 10 thìa, tránh việc cho ép trẻ ăn quá liều lượng.

Nguyên tắc về liều lượng ăn dặm phù hợp cho trẻ 6 tháng tuổi là cho con ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Dạ dày của trẻ còn nhỏ, chưa thể chứa quá nhiều thức ăn sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của hệ tiêu hóa. Việc ăn quá nhiều dễ dẫn đến nôn trớ, thậm chí gây tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng sau này. Kết cấu thức ăn từ lỏng đến đặc để trẻ có thời gian làm quen với việc chỉ ăn sữa mẹ, chuyển sang các thức ăn có kết cấu mới.

4. Một số thực phẩm cần tránh

Ngoài việc quan tâm đến nhóm chất cần bổ sung và thực phẩm phù hợp, cha mẹ nên tìm hiểu một số thực phẩm cần tránh khi cho con ăn dặm. Các loại thực phẩm này gây nhiều tác hại cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của trẻ:

Mật ong: Mật ong có chứa hàm lượng đường cao, có thể gây dị ứng nên được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ 6 tháng

Trứng sống: Không cho trẻ 6 tháng ăn trứng sống hay trứng nấu chưa chín bởi dễ gây nhiễm khuẩn. Không cho trẻ ăn lòng trắng trứng vì có hàm lượng protein cao, khó tiêu dễ dẫn đến một số chứng bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra, lòng trắng trứng còn dễ khiến trẻ  có thể khiến trẻ bị dị ứng.

Sữa bò tươi: Trẻ dưới  tuổi chỉ nên cho uống sữa mẹ hoặc sữa công thức phù hợp lứa tuổi. Sữa bò tươi có hàm lượng protein cao dễ gây khó tiêu và dị ứng cho trẻ.

Thực phẩm nguyên hạt: Trẻ nhỏ không nên cho bé sử dụng thực phẩm nguyên hạt bởi có thể dẫn đến nguy cơ mắc nghẹn hoặc gây dị ứng.

Thực phẩm đồ uống có muối, đường, chất kích thích

Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Cha mẹ nên xây dựng lịch ăn dặm cho trẻ và thực hiện nghiêm chỉnh

Xây dựng lịch ăn dặm cho trẻ là việc làm cần thiết để quá trình thực hiện nghiêm chỉnh, thiết lập thói quen ăn uống khoa học, đúng giờ cho trẻ. Đây là hành trình có ích giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ làm việc tốt hơn, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Với trẻ 6 tháng tuổi, cha mẹ nên duy trì việc cho con uống sữa mẹ, ăn dặm 1 – 2 bữa/ngày. Lưu ý mỗi bữa ăn nên cách nhau ít nhất 2 giờ để đảm bảo việc tiêu hóa kịp thời.

Dưới đây là gợi ý lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi trong 4 tuần, mời phụ huynh cùng tham khảo:

– Lịch ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi trong 2 tuần đầu tiên

Thời gian Hoạt động
7h00 – 8h00 Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức
9h30 – 10h00 Ăn dặm bột / cháo/ súp
11h00 – 14h00 Ăn sữa mẹ, ngủ trưa
14h00 – 17h00 Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức 120 – 150ml, vui chơi
17h00 – 18h00 Uống sữa và ngủ giấc ngắn khoảng 30’
20h00 Uống 120ml sữa, chuẩn bị đi ngủ
20h30 Ngủ giấc đêm

– Lịch ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi trong 2 tuần tiếp theo

Thời gian Hoạt động
7h00 – 9h30 Uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, vui chơi
9h30 – 10h00 Ngủ giấc ngắn
10h30 Ăn dặm bột / cháo/ súp
11h00 – 14h30 Ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức, ngủ trưa
14h30 – 16h00 Ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức, vui chơi
16h00 – 16h30 Ăn bữa phụ (rau củ, súp, bánh mì)
17h00 – 17h30 Ngủ giấc ngắn
18h30 Ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức và chơi
19h30 Ăn sữa cữ cuối
20h00 Ngủ giấc đêm

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Sau khi chọn được loại thực phẩm phù hợp cho trẻ 6 tháng tuổi, phụ huynh nên xây dựng thực đơn ăn dặm đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cho con. Dựa vào sở thích, khẩu vị của trẻ để chúng ta xây dựng thực đơn phù hợp nhất. Cha mẹ có thể tham khảo một số thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy (BLW), thực đơn theo Viện Dinh dưỡng Trung ương như sau:

1. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng 

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Các loại thực phẩm được chế biến riêng nhằm mục tiêu giúp trẻ phân biệt mùi vị

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp khoa học được nhiều phụ huynh áp dụng cho trẻ. Theo cách này, các loại thực phẩm được chế biến riêng nhằm mục tiêu giúp trẻ phân biệt mùi vị. Ngoài ra, ăn kiểu Nhật giúp cha mẹ phát hiện trường hợp trẻ dị ứng với loại thực phẩm nào. Thực đơn ăn dặm đảm bảo đủ 3 nhóm thực phẩm chính được đa dạng trong thực đơn.

Cha mẹ có thể tham khảo thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật để nghiên cứu, áp dụng cho bé:

Thời gian Thực đơn
Ngày 1 Ớt chuông hấp, bí ngòi luộc, rau súp lơ luộc
Ngày 2 Cà rốt hấp, măng tây hấp, súp lơ hấp, bơ xay trộn sữa làm sốt chấm
Ngày 3 Cá tilapia nướng, bí ngòi hấp, bí đỏ hấp, khoai lang tím hấp
Ngày 4 Cá hồi chiên, đậu cove, cà rốt và khoai tây hấp
Ngày 5 Lòng đỏ trứng gà rán, măng tây và súp lơ luộc
Ngày 6 Đậu đũa, măng tây và cà rốt hấp chín, dưa chuột
Ngày 7 Măng tây nướng, khoai lang luộc, bánh khoai tây thịt bò và bánh ngô chiên
Ngày 8 Bí đỏ hấp, su su luộc, khoai tây cuộn thịt bò rắc phô mai
Ngày 9 Măng tây luộc, nui và củ cải, thịt viên chiên
Ngày 10 Bí đỏ hấp,gà viên chiên mộc nhĩ nấm hương, khoai tây chiên
Ngày 11 Đậu đũa, mướp và cà rốt hấp + xoài chín
Ngày 12 Măng tây, bí xanh, su su và cà chua hấp + đu đủ chín
Ngày 13 Mướp, đậu đũa, cà rốt, bầu trắng và hành tây hấp và xoài chín
Ngày 14 Cơm nát cuộn rong biển, đậu đũa, cà chua, hành tây và su su hấp
Ngày 15 Bí xanh, cà rốt, su su, đậu đũa và hành tây hấp + xoài chín
Ngày 16 Cơm nát cuộn rong biển, đậu đũa, hành tây, su su hấp, dưa chuột + đu đủ
Ngày 17 Thịt gà rang, cà rốt luộc, khoai tây nướng + kiwi
Ngày 18 Súp lơ xanh hấp, bí xanh luộc, que phô mai
Ngày 19 Măng tây luộc, cà tím nướng + dưa lưới
Ngày 20 Bánh mì, bông cải trắng luộc, măng tây xào
Ngày 21 Cánh gà chiên, cơm nát trộn củ quả thập cẩm + dâu tây
Ngày 22 Bánh mì nướng kèm cà rốt hấp + chuối chín
Ngày 23 Ức gà luộc, khoai lang nướng + xoài chín
Ngày 24 Đậu cove luộc, bí đỏ hấp + bơ chín
Ngày 25 Củ cải và su su luộc + táo nướng quế
Ngày 26 Khoai tây và đậu Hà Lan hấp + táo nướng
Ngày 27 Cánh gà áp chảo, măng tây luộc + táo chín
Ngày 28 Bánh mì thập cẩm, cà rốt luộc + kiwi
Ngày 29 Bánh mì, cà rốt luộc, đậu đũa hấp + cam
Ngày 30 Cánh gà chiên, cơm trộn củ quả + dâu tây

2. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) giúp bé tăng khả năng ăn thô, rèn luyện kỹ năng nhai nuốt

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là hình thức ăn dặm không trải qua giai đoạn ăn thức ăn nghiền nhuyễn. Trẻ bắt đầu với thức ăn đã được nấu chín nhừ và tự chọn lựa, quyết định sẽ ăn món gì. Phương pháp này giúp bé tăng khả năng ăn thô, rèn luyện kỹ năng nhai nuốt và kiểm soát thức ăn. Đồng thời rèn luyện và khuyến khích trẻ ăn uống độc lập ngay từ đầu.

Cha mẹ có thể tham khảo thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp tự chỉ huy dưới đây:

Thời gian Thực đơn
Ngày 1 Ớt chuông hấp, bí ngòi luộc, rau súp lơ luộc
Ngày 2 Cà rốt hấp, măng tây hấp, súp lơ hấp, bơ xay trộn sữa làm sốt chấm
Ngày 3 Cá tilapia nướng, bí ngòi hấp, bí đỏ hấp, khoai lang tím hấp
Ngày 4 Cá hồi chiên, đậu cove, cà rốt và khoai tây hấp
Ngày 5 Lòng đỏ trứng gà rán, măng tây và súp lơ luộc
Ngày 6 Đậu đũa, măng tây và cà rốt hấp chín, dưa chuột
Ngày 7 Măng tây nướng, khoai lang luộc, bánh khoai tây thịt bò và bánh ngô chiên
Ngày 8 Bí đỏ hấp, su su luộc, khoai tây cuộn thịt bò rắc phô mai
Ngày 9 Măng tây luộc, nui và củ cải, thịt viên chiên
Ngày 10 Bí đỏ hấp,gà viên chiên mộc nhĩ nấm hương, khoai tây chiên
Ngày 11 Đậu đũa, mướp và cà rốt hấp + xoài chín
Ngày 12 Măng tây, bí xanh, su su và cà chua hấp + đu đủ chín
Ngày 13 Mướp, đậu đũa, cà rốt, bầu trắng và hành tây hấp và xoài chín
Ngày 14 Cơm nát cuộn rong biển, đậu đũa, cà chua, hành tây và su su hấp
Ngày 15 Bí xanh, cà rốt, su su, đậu đũa và hành tây hấp + xoài chín
Ngày 16 Cơm nát cuộn rong biển, đậu đũa, hành tây, su su hấp, dưa chuột + đu đủ
Ngày 17 Thịt gà rang, cà rốt luộc, khoai tây nướng + kiwi
Ngày 18 Súp lơ xanh hấp, bí xanh luộc, que phô mai
Ngày 19 Măng tây luộc, cà tím nướng + dưa lưới
Ngày 20 Bánh mì, bông cải trắng luộc, măng tây xào
Ngày 21 Cánh gà chiên, cơm nát trộn củ quả thập cẩm + dâu tây
Ngày 22 Bánh mì nướng kèm cà rốt hấp + chuối chín
Ngày 23 Ức gà luộc, khoai lang nướng + xoài chín
Ngày 24 Đậu cove luộc, bí đỏ hấp + bơ chín
Ngày 25 Củ cải và su su luộc + táo nướng quế
Ngày 26 Khoai tây và đậu Hà Lan hấp + táo nướng
Ngày 27 Cánh gà áp chảo, măng tây luộc + táo chín
Ngày 28 Bánh mì thập cẩm, cà rốt luộc + kiwi
Ngày 29 Bánh mì, cà rốt luộc, đậu đũa hấp + cam
Ngày 30 Cánh gà chiên, cơm trộn củ quả + dâu tây

3. Thực đơn ăn dặm Viện Dinh dưỡng Trung ương

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Cha mẹ hãy linh hoạt trong cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ

Thực đơn các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo Viện Dinh dưỡng Trung ương:

Thời gian Thứ 2 – 4 Thứ 3 – 5 Thứ 6 – CN Thứ 7
6h00 Sữa mẹ/ sữa công thức: 150 – 200ml Sữa mẹ/ sữa công thức: 150 – 200ml Sữa mẹ/ sữa công thức: 150 – 200ml Sữa mẹ/ sữa công thức: 150 – 200ml
9h00 Bột thịt heo, rau xanh:– Thịt heo nạc: 10g

– Bột gạo: 10g

– Dầu oliu / óc chó: 5g

– Rau xanh: 1 thìa cà phê

Bột thịt gà, rau xanh:– Thịt gà: 10g

– Bột gạo: 10g

– Dầu oliu / óc chó: 5g

– Rau xanh: 1 thìa cà phê

Bột gạo, sữa, rau xanh:– Sữa bột: 3 thìa

– Bột gạo: 10g

– Dầu oliu / óc chó: 5g

– Rau xanh: 1 thìa cà phê

Bột trứng gà, rau xanh:– Trứng gà: 1 lòng đỏ

– Bột gạo: 10g

– Dầu ăn (oliu/ óc chó/ gấc): 5g

– Rau xanh: 1 thìa cà phê

10h00 Chuối chín: ⅓ – ½ quả Đu đủ chín: 50g Hồng xiêm: ⅓ quả Xoài: 50g
11h00 Sữa mẹ hoặc sữa công thức Sữa mẹ hoặc sữa công thức Sữa mẹ hoặc sữa công thức Sữa mẹ hoặc sữa công thức
14h00 Bột gạo, sữa, rau xanh:– Sữa bột: 3 thìa

– Bột gạo: 10g

– Dầu oliu / óc chó: 5g

– Rau xanh: 1 thìa cà phê

Bột thịt heo, rau xanh:– Thịt heo nạc: 10g

– Bột gạo: 10g

– Dầu oliu / óc chó: 5g

– Rau xanh: 1 thìa cà phê

Bột thịt gà, rau xanh:– Thịt gà: 10g

– Bột gạo: 10g

– Dầu oliu / óc chó: 5g

– Rau xanh: 1 thìa cà phê

Bột gạo, sữa, rau xanh:– Sữa bột: 3 thìa

– Bột gạo: 10g

– Dầu oliu / óc chó: 5g

– Rau xanh: 1 thìa cà phê

16h00 Nước cam ngọt Nước cam ngọt Nước cam ngọt Nước cam ngọt
18h00 Sữa: 150 – 200ml Sữa: 150 – 200ml Sữa: 150 – 200ml Sữa: 150 – 200ml

Lưu ý: Cha mẹ có thể linh hoạt chọn các loại thực phẩm tùy thuộc vào sở thích, độ tuổi của trẻ như:

Các loại rau xanh nấu bột cho trẻ thay đổi theo mùa

Thay nước cam bằng nhiều loại nước trái cây khác hoặc trà lúa mạch

Thịt heo, thịt gà có thể thay thế bằng thịt bò

Gợi ý thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng đơn giản, dễ thực hiện

1. Cháo cá hồi, cà rốt

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Cháo cá hồi, cà rốt

Cá hồi là loại thực phẩm giàu omega-3 có lợi cho hệ tim mạch. Cà rốt chứa lượng lớn carotene chuyển hóa thành vitamin A, là loại hợp chất tốt cho hệ miễn dịch. Kết hợp cá hồi và cà rốt tạo thành món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của trẻ. Cách chế biến món ăn này như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Cá hồi: 100g

Cà rốt: ½ củ

Dầu oliu/ dầu thực vật: 5g

Cháo rây nấu theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước

Cách thực hiện

Cà rốt làm sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn

Cá hồi loại bỏ xương, làm sạch, nấu chín và nghiền nhuyễn

Cho cá hồi, cà rốt vào nồi cháo rây và đun nhỏ lửa trong thời gian vài phút

Thêm dầu ăn và khuấy đều hỗn hợp trong khoảng 1 phút và tắt bếp

Rây mịn cháo hoặc xay nhuyễn, trình bày ra chén, để nguội và cho trẻ ăn

2. Cháo đậu phụ non, cải ngọt

Cháo đậu phụ non, cải ngọt

Cháo đậu phụ non, cải ngọt

Đậu phụ non kết hợp rau cải ngọt nấu cháo ăn dặm cho trẻ có lợi cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Món ăn cung cấp lượng protein, omega-3, axit amin và giúp cân bằng lượng cholesterol. Đây là món ăn thơm ngon ngọt dịu mà nhiều bé yêu thích.

Các bước chế biến cháo đậu phụ non, cải ngọt như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Đậu phụ non: 50g

Cải ngọt: 20g

Dầu oliu/ dầu thực vật: 5g

Cháo rây nấu theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước

Cách thực hiện

Cải ngọt rửa sạch, cắt nhỏ, luộc chín mềm và nghiền mịn

Đậu phụ non trần qua nước sôi, nghiền mịn

Cho đậu phụ và rau cải ngọt đã nghiền mịn và cháo và đun nhỏ lửa trong thời gian vài phút

Thêm 5g dầu ăn, khuấy đều

Rây mịn cháo hoặc xay nhuyễn, trình bày ra chén, để nguội và cho trẻ ăn

3. Cháo bí đỏ nghiền

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Cháo bí đỏ nghiền cho trẻ 6 tháng

Bí đỏ là loại thực phẩm được trẻ yêu thích vì màu sắc hấp dẫn, vị ngọt, thơm cực dễ ăn. Vì vậy, nhiều cha mẹ ưu tiên bí đỏ trong thực đơn nấu các món ăn dặm cho trẻ.

Công thức nấu cháo bí đỏ nghiền cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Bí đỏ: 20g

Cháo trắng: 2 thìa cà phê

Cách thực hiện

Bí đỏ làm sạch, cắt khúc và cho vào hấp chín, nghiền nhuyễn

Cháo trắng nấu tỉ lệ 1 : 10 và rây qua lưới mịn

Để riêng hoặc trộn đều bí đỏ và cháo trắng, trình bày ra đĩa/ bát và cho trẻ thưởng thức

4. Súp khoai ăn dặm

Súp khoai lang cho trẻ ăn dặm

Súp khoai lang cho trẻ ăn dặm

Khoai lang là thực phẩm giàu tinh bột, dễ chế biến, vị ngọt thơm khiến trẻ thích thú thưởng thức. Công thức nấu món súp khoai ăn dặm khá dễ thực hiện, cha mẹ có thể làm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Khoai lang: ½ củ

Sữa mẹ/ sữa công thức: 50ml

Cách thực hiện

Khoai lang rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát và cho vào hấp, nghiền nhuyễn (cha mẹ có thể luộc hoặc nướng khoai và nghiền nhuyễn)

Cho khoai lang nghiền vào nồi, thêm sữa và đun nhỏ lửa, khuấy đều

Cho hỗn hợp qua rây mịn, để nguội và cho bé ăn

5. Yến mạch trộn sữa

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Yến mạch trộn sữa

Yến mạch được biết đến là thực phẩm dễ chế biến, giàu dinh dưỡng, thích hợp bổ sung vào thực đơn cho bé 6 tháng tuổi. Cha mẹ có thể tham khảo cách nấu yến mạch trộn sữa thơm ngon dưới đây cho em bé nhà mình:

Chuẩn bị nguyên liệu

Yến mạch: 50g

Sữa mẹ/ sữa công thức: 60ml

Cách thực hiện

Yến mạch cán nhỏ, nấu chín và nghiền nhuyễn

Cho yến mạch vào nồi, thêm sữa và đặt lên bếp đun nhỏ lửa

Cho hỗn hợp qua rây mịn, trình bày ra bát / đĩa và cho trẻ ăn

6. Một số loại hoa quả nghiền

Chuối trộn sữa

Chuối nghiền sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Chuối nghiền sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Chuối có vị ngọt, tốt cho hệ tiêu hóa nên thực phẩm này được ưu tiên đưa vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Cha mẹ có thể chế biến món chuối trộn sữa đơn giản cho con ăn:

Chuẩn bị nguyên liệu

Chuối chín: nửa quả

Sữa mẹ/sữa công thức: 50ml

Cách thực hiện

Chuối bỏ vỏ, cắt lát cho vào bát, dùng thìa nghiền nát (có thể cho qua rây lưới cho mềm mịn)

Thêm sữa vào chuối nghiền đến khi đạt độ sánh vừa phải cho trẻ ăn

Bơ nghiền sữa

Bơ nghiền sữa

Bơ nghiền sữa

Bơ là loại quả khuyến cáo sử dụng cho trẻ ăn dặm, thực phẩm này chứa nhiều chất béo tốt cho sức khỏe. Ngoài ra bơ mềm mịn, có vị thơm ngon được nhiều bé yêu thích. Cha mẹ có thể làm món bơ nghiền sữa cho trẻ theo công thức sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Bơ chín: 30g

Sữa mẹ/sữa công thức: 50ml

Cách thực hiện

Chọn bơ chín, già quả, bỏ vỏ và hạt, thát lát mỏng, nghiền nhuyễn

Trộn đều bơ nghiền và sữa, cho bé thưởng thức

Một số lưu ý khi nấu ăn dặm cho trẻ 6 tháng

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Một số lưu ý khi nấu ăn dặm cho trẻ 6 tháng

Tham khảo thực đơn và thực hiện các món ăn dặm cho trẻ 6 tháng khá đơn giản, tuy nhiên cha mẹ vẫn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Không hâm đi hâm lại thức ăn: Chúng ta không nên nấu quá nhiều cháo và hâm đi hâm lại để cho trẻ ăn trong 1 ngày. Làm như vậy cháo sẽ không còn thơm ngon khiến trẻ không hứng thú ăn uống và suy giảm đáng kể lượng dinh dưỡng.

Nên dùng nước nóng nấu cháo: Dùng nước nóng nấu cháo làm giảm thời gian chế biến, bảo toàn chất dinh dưỡng trong gạo. Hương vị cháo ăn dặm ngon hơn giúp trẻ thích ăn hơn.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Cha mẹ nên chọn thực phẩm theo mùa, có nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo an toàn thực phẩm. Quá trình chế biến món ăn cần tuân thủ quy tắc vệ sinh.

Rã đông thực phẩm đúng cách: Không nên rã đông thực phẩm bằng nước nóng sẽ làm hao hụt chất dinh dưỡng. Không ra đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng sẽ khiến thức ăn dễ nhiễm khuẩn. Nên rã đông thực phẩm bằng cách chuyển từ ngăn đông xuống ngăn mát trước khi chế biến từ 4 – 5 giờ. Thực hiện theo cách này thực phẩm vừa giữ được chất dinh dưỡng, đồng thời đảm bảo sự tươi ngon.

Trong quá trình cho trẻ ăn dặm cha mẹ nên kiên trì, nhẫn nại cho con tập làm quen dần, tránh ép trẻ ăn nếu con không hợp tác. Tránh tuyệt đối những thực phẩm gây nguy cơ dị ứng cao, thực phẩm không thích hợp cho trẻ dưới  tuổi. Nên cho con ăn thức ăn để nguội, kiêng thức ăn nóng có thể gây bỏng cho trẻ. Đặc biệt cần duy trì chế độ sữa mẹ/ sữa công thức là nguồn dinh dưỡng chính cần cho sự phát triển trong giai đoạn này của trẻ.

Câu hỏi thường gặp

1. Các phòng tránh nguy cơ hóc, nghẹt thở khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm? 

Hóc, nghẹt thở trong quá trình ăn có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Do đó để phòng tránh các nguy cơ này cha mẹ cần chú ý:

Thường xuyên theo dõi, quan sát trẻ khi con ăn nhằm đảm bảo an toàn

Khi ăn cho trẻ ngồi thẳng lưng trên ghế cao, mặt hướng về phía trước

Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm cứng, kích thước to hay tròn nhỏ, thực phẩm có xương, thực phẩm có da như xúc xích…

2. Trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 – 7 tháng nên sử dụng loại trái cây nào? 

Trên thực tế có nhiều loại trái cây giàu vitamin có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên không phải loại nào cũng phù hợp với trẻ 6 – 7 tháng tuổi. Theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ huynh nên đưa vào thực đơn ăn dặm cho trẻ nhỏ những loại trái cây mềm, có vị ngọt tự nhiên như chuối chín, xoài chín, bơ… Ngoài ra nên bổ sung một số loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất như nước ép lê, táo…

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho con ăn lượng vừa đủ trái cây tươi, bắt đầu chỉ bằng 1 muỗng để hệ tiêu hóa của trẻ làm quen và hấp thu. Sau đó đa dạng loại trái cây và lượng dần lên theo độ tuổi, sở thích của trẻ. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước trái cây nhưng không nên uống quá thường xuyên và không thay thế sữa mẹ hay sữa công thức.

3. Bổ sung sữa chua trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo tuần được không?

Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ có nhu cầu ăn dặm và tập ăn thức ăn đặc. Cha mẹ có thể cho con ăn các loại sữa chua, kem dành cho trẻ dưới  tuổi. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý cho con ăn đúng liều lượng theo khuyến cáo.

Trên đây là toàn bộ hành trình xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau. Hi vọng những từ những thông tin này, cha mẹ có thể nghiên cứu và thiết lập thực đơn cho em bé nhà mình đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo và tổng hợp.

Tham khảo thêm:

THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ 6 THÁNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

 

Tiết Kiệm

Tiết kiệm hơn từ 10-20% so với mua hàng trực tiếp với nhiều chương trình Sale-off

Đa Dạng

Sản phẩm đa dạng từ các thương hiệu hàng đầu.

An Toàn

Chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đặt Hàng

Đặt hàng nhanh chóng thuận tiện qua điện thoại hoặc đăng ký đơn hàng online.

Hỗ Trợ 24/7

Phục vụ hỗ trợ tư vấn đặt hàng, mua hàng 24/7

Giao Hàng

Giao hàng toàn quốc

X
0968274395
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon